Danh mục thương hiệu

HỖ TRỢ

Hotline : 0904474248 ( Mr Huy )

 

            

  Hỗ trợ
  Sale_01

THÔNG TIN CẦN BIẾT

THÔNG TIN SỨC KHỎE
Tác dụng kỳ diệu của dầu cá
Biện pháp phòng tránh hóa chất độc hại
Khắc phục tác dụng phụ của levodopa chữa Parkinson
Lưu ý gì khi chọn thuốc trị ho?
Bánh trung thu thật giả lẫn lộn
Trị giời leo bằng đông y
Không dùng tôi cho trẻ dưới 12 tuổi
Thuốc mới trị viêm loét đại tràng
 
Untitled Document
  Các thuốc dùng trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản  

 

(SKDS) - Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (TNDD-TQ) còn có tên gọi khác là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn và thường được quy cho các bệnh khác như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi xoang… Do các chất dịch trong dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật kích thích đối với niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng.

Biểu hiện bệnh TNDD-TQ

Ở trạng thái sinh lý bình thường thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng chỉ thoáng qua và không gây hệ quả gì. Khi cơ thắt dưới thực quản hoạt động không tốt, hiện tượng trên diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh TNDD-TQ. Ngoài ra, tình trạng rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt (do hút thuốc lá) và một số thuốc như nhóm kháng tiết choline, theophylline; các chất cafein, rượu, thuốc lá, sôcôla, hay bữa ăn nhiều mỡ… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

 Hình ảnh bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản.

Các triệu chứng quan trọng của bệnh TNDD-TQ là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nuốt khó. Trong đa số trường hợp chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử và qua theo dõi thấy có đáp ứng với điều trị thử. Triệu chứng điển hình của bệnh TNDD-TQ là chứng ợ nóng. Khi bệnh nhân có triệu chứng điển hình này có thể tiến hành điều trị thử với các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprazole, rabeprazole. Tùy theo tình trạng, cơ địa bệnh nhân mà chọn một trong các thuốc trên. Trong khi điều trị cần phải có một chế độ ăn được kiểm soát bao gồm giảm các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, sôcôla. Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas. Người bệnh cũng cần tránh làm tăng áp lực xoang bụng do trang phục như mang nịt lưng, áo nịt ngực quá chặt. Tránh sử dụng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như nhóm anti-cholinergic, theophylline...

 

Một số thuốc hay dùng

Điều trị bệnh TNDD-TQ thường sử dụng một số thuốc kết hợp. Nhiều loại trong số đó là các thuốc giống như trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng. Việc sử dụng các thuốc chống tiết acid nhóm ức chế bơm proton làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp nên là thuốc được chọn đầu tiên trong điều trị nội khoa bệnh TNDD-TQ.

Trường hợp bệnh TNDD-TQ nhẹ có thể dùng các thuốc như metoclopramide, domperidone, cisapride hoặc các thuốc antacid, acid alginic để điều trị. Đây là các thuốc có bán tại các nhà thuốc mà không cần đơn. Tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn và dùng đúng thời gian và liều lượng. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sau giai đoạn điều trị tấn công. Việc điều trị bệnh TNDD-TQ thường được kê thuốc uống và người bệnh dùng thuốc ở nhà cho nên cần đi khám bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết, sau đó lấy thuốc uống và phải thực hiện đúng các quy định điều trị để tránh tái phát.

Esomeprazole (nexium): Đây là thuốc hay được kê đơn nhất trong số các thuốc ức chế bơm proton. Nhóm thuốc này được dùng để điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược. Esomeprazole có tác dụng điều trị rất tốt tuy giá đắt. Uống thuốc kéo dài trong khoảng 4 - 8 tuần. Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc này. Ngoài ra có thể dùng các thuốc khác có tác dụng tương tự ức chế acid mạnh như omeprazole (prilosec), lansoprazole (prevacid), rabeprazole (acipHex) và pantoprazole (protonix).

Các thuốc ức chế thụ thể H2: famotidine (pepsid), cimetidine (tagamet), ranitidine (zantac), và nizatidine (axid): đây cũng là nhóm thuốc hay dùng để điều trị bệnh TNDD-TQ. Tuy nhiên, đối với các thuốc kể trên, chỉ dùng một loại để điều trị và phối hợp với một trong các thuốc sau đây để chống nôn, tăng cường nhào trộn thức ăn để nhanh chóng đưa thức ăn xuống ruột. Đó là các thuốc tăng cường làm rỗng dạ dày như metoclopramide (reglan), domperidone (motilium), mosapride (zurma)...

Trong điều trị bệnh TNDD-TQ chỉ cần dùng phối hợp hai loại thuốc là đủ. Chẳng hạn như một liệu trình điều trị 1 tháng chỉ cần dùng esomeprazole và motilium. Không nên dùng đồng thời nhiều loại thuốc vừa tốn kém và không hiệu quả. Trong quá trình điều trị cần đồng thời áp dụng các biện pháp về thay đổi lối sống như tránh cúi người về phía trước hoặc tập luyện ngay sau khi ăn. Không nằm ngay sau khi ăn. Tránh ăn uống trong vòng 2 - 3 giờ trước khi ngủ. Tuyệt đối không hút thuốc lá, không uống cà phê trong suốt quá trình điều trị. Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ và không nên ăn quá no. Khi nằm ngủ nên nâng đầu giường cao 15cm. Nên tập luyện vừa phải để tránh béo phì, thừa cân.

ThS. Quốc Anh

Tin khác
Thuốc trị tăng huyết áp - Uống khi nào?
3 món ngon 'độc tấu' từ cua đồng
Chữa bệnh mãn tính không cần dùng thuốc
Những bệnh văn phòng thường gặp
Hạnh phúc thường đến vào sáng sớm
Bài tập hiệu quả cho người có bụng to
6 loại mặt nạ làm trắng da tự nhiên
Tàn phế vì chủ quan với chứng đau khớp
Phân biệt bệnh tay chân miệng với sốt virus nổi ban
Hoạt động tình nguyện giúp ta sống lâu hơn
 
TÌM KIẾM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY



THỐNG KÊ
Đang truy cập 3
Lượt truy cập 1839118

LIÊN KẾT WEBSITE
     
 

© 2009 Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH TM DV HÂN THỊNH
Tel : (08) 36.020.020 - 36.020.268        Fax : (08) 37.296.904
Địa chỉ : 85 Đường 12, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức, TP.HCM

- Chi nhánh 1 : 184 Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM

     - Chi nhánh 2 : 225 Bùi ĐìnhTúy,P.24,Q.BìnhThạnh