Danh mục thương hiệu

HỖ TRỢ

Hotline : 0904474248 ( Mr Huy )

 

            

  Hỗ trợ
  Sale_01

THÔNG TIN CẦN BIẾT

THÔNG TIN SỨC KHỎE
3 món ngon 'độc tấu' từ cua đồng
Quả óc chó có thể nâng cao sức khỏe tinh trùng
Thuốc tốt từ cà rốt
Trị giời leo bằng đông y
Phân biệt bệnh tay chân miệng với sốt virus nổi ban
Viêm da tiếp xúc do côn trùng dùng thuốc gì?
Không dùng tôi cho trẻ dưới 12 tuổi
Khắc phục tác dụng phụ của levodopa chữa Parkinson
 
Untitled Document
  Xử trí khi bị tác dụng phụ của hóa trị  

 

Tất cả thuốc hóa trị đều có thể gây buồn nôn và ói. Khả năng gây ói không giống nhau ở mọi người. Thuốc còn làm cho bệnh nhân mệt mỏi và táo bón. Vậy khi gặp phải những tác dụng phụ này phải xử trí thế nào?

 

 

Khi hóa trị, lúc nào cũng có thuốc ngừa nôn, ói để phòng ngừa. Nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu trong vòng 24 giờ sau hóa trị, bệnh nhân nôn tất cả những gì ăn hoặc uống vào. Sử dụng thuốc chống ói đúng như hướng dẫn. Không nên sử dụng cùng lúc thuốc chống ói đường uống, đặt hậu môn hoặc đường tiêm nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi hóa trị.

 

Đối với tiêu chảy kéo dài hơn 12 tiếng. Uống imodium (2 viên cho lần đầu, 1 viên sau đó và tối đa 4 viên/ngày) hoặc smecta (diosmectite). Uống 8 - 10 cốc nước lọc mỗi ngày hoặc nước gừng, trà... Hãy tới ngay cơ sở y tế hoặc tham vấn bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ, đặc biệt nếu có kèm theo đau bụng hoặc đau quặn bụng. Tránh sữa và các sản phẩm từ sữa, thức ăn cay và mỡ, có caffein hoặc chocolate, nhiều chất xơ.

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất. Khác với mệt mỏi do lao động, cảm giác này không giảm cho dù có nằm nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Thường xảy ra sau khi hóa trị và hết khi dứt hóa trị. Có thể do thiếu máu, trầm cảm hoặc do thuốc. Khi hóa trị nên nghỉ ngơi hợp lý, ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước và hạn chế làm việc.

Khi hóa trị viêm miệng họng là triệu chứng thường gặp. Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng mềm, loại kem đánh răng nào cũng tốt, nước súc miệng chống vôi và chứa fluor, ít kích ứng niêm mạc miệng nhưng không nên sử dụng các loại nước súc miệng thông thường trên thị trường. Giữ ẩm cho môi với loại son môi thích hợp. Nên khám và điều trị răng miệng, các bệnh về nướu... trước hóa trị 2 tuần.

Nếu bạn đau miệng họng nhiều, có lở miệng, nuốt đau nên hỏi kiến bác sĩ vì có thể có thể là nghiêm trọng và cần điều trị (do giảm bạch cầu, nhiễm nấm...). Sử dụng kem kamistad gel hoặc orrepaste theo hướng dẫn, ăn thức ăn mềm và nguội. Có thể ăn thức ăn loãng hoặc chan canh, xay nhuyễn. Tránh thức ăn chứa cồn, chua cay, nóng khô, cứng hoặc quá mặn, uống nhiều nước, sử dụng nước bọt nhân tạo để làm giảm viêm. Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm đá.


                                                                                                                         BS. Trần Nguyên Hà

                                                                                                                         Trưởng khoa Nội 4, Bệnh viện Ung bướu TPHCM

                                                                                                                          Theo Kiến thức

Tin khác
Kháng sinh tetracycline và những lưu ý về tác dụng phụ
Ðau ngực khi nào là nguy hiểm?
Lưu huỳnh - Lợi và hại với sức khỏe
Giảm cân và cholesterol bằng 9 bữa ăn mỗi ngày
Thể thao chừng mực!
Lớn tuổi mang thai dễ ung thư
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
An toàn thực phẩm cho món nướng ngoài trời
Tin vui cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi
 
TÌM KIẾM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY



THỐNG KÊ
Đang truy cập 5
Lượt truy cập 1814587

LIÊN KẾT WEBSITE
     
 

© 2009 Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH TM DV HÂN THỊNH
Tel : (08) 36.020.020 - 36.020.268        Fax : (08) 37.296.904
Địa chỉ : 85 Đường 12, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức, TP.HCM

- Chi nhánh 1 : 184 Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM

     - Chi nhánh 2 : 225 Bùi ĐìnhTúy,P.24,Q.BìnhThạnh